Các bước quan trọng trong seo onpage

Trong vài năm qua, Google đã phát hành nhiều bản cập nhật thuật toán trong đó có Panda, Penguin, Pigeon và Hummingbird là lớn nhất. Kế đến là những thông tin cập nhật về dữ liệu có cấu trúc, và các hình phạt cho những hệ thống link Spam. Lý do của Google trong mỗi lần update hay tung ra thuật toán mới đều vì Google muốn người dùng để có hạnh phúc, khi họ truy cập vào trang web của bạn. Và cách duy nhất giúp Google biết điều này đó là dựa vào sự hài lòng của người dùng khi truy cập trang web của bạn, Google thu thập dữ liệu để hiểu được hành vi của người dùng khi tương tác với nội dung của bạn. Và để làm tốt điều này các Webmaster cần phải thực hiện SEO Onpage (một thuật ngữ quá quen thuộc với các SEOer trên toàn thế giới).

Trong bài viết về SEO Onpage lần này tôi sẽ liệt kê những điều bạn cần chú ý khi tối ưu trang web để từ đó giúp cải thiện lượng truy cập vào website của bạn, tăng thứ hạng website của bạn trên Google và giúp cho quá trình SEO Offpage được dễ dàng hơn.


1. Tốc độ trang web :

Một nghiên cứu gần đây của akyra.com.au cho thấy rằng 47% các đối tượng mục tiêu của bạn mong muốn trang web của bạn để tải trong hai giây (xem nghiên cứu của akyra). Hơn nữa, theo nghiên cứu của Radware khoảng hơn một nửa số người mua sắm trực tuyến của Mỹ sẽ không mua từ một trang web nếu nó tải chậm.

Điều này có ý nghĩa rằng không phải tất cả chúng ta đều ghét sự chờ đợi những việc load trang chậm sẽ khiến chúng ta thiếu kiên nhẫn hơn và có thể dẫn tới việc không hài lòng khi truy cập vào trang đó.

Năm 2011 trên GoogleWebmasterCentral đã đăng tải nội dung về việc Google rất quan tâm tỷ lệ load trang (xem tại đây). Và cho đến ngày nay, tốc độ load trang đã trở thành điều rất quan trọng đối với bất kỳ trang web nào.

Các nghiên cứu khác của Kissmetric đã cho thấy một sự chậm trễ của một giây trong thời gian load trang trang có thể khiến tỷ lệ chuyển đổi giảm tới 7%, đây quả thật là 1 con số không hề nhỏ. (các bạn có thể xem nghiên cứu này Nghiên cứu của kissmetrics về loading time)

Với những thông tin trên có thể thấy tốc độ Load trang quả thực đã trở thành một tiêu chí vô cùng quan trọng trong quá trình đánh giá độ uy tín của một trang web, và Google chắc chắn khó có thể bỏ qua tiêu chí này.
Vậy làm thế nào để có thể cải thiện tốc độ Load trang?

Hiện có rất nhiều công cụ giúp bạn tối ưu tốc độ tải trang như Google Pagespeed (http://goo.gl/ftOBTS) ngoài ra bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ Pingdom để kiểm tra thời gian tải trang hiện tại của bạn (click vào đây: https://tools.pingdom.com). Thêm nữa nếu bạn muốn so sánh tốc độ tải trang của đối thủ cạnh tranh với trang web của chính mình bạn có thể sử dụng các công cụ theo WhichLoadsFaster.info

Nếu các bạn thấy rằng website của mình chưa có được tốc độ load trang như mong muốn, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia lập trình để nhờ họ tư vấn và tối ưu tốc độ tải trang. Ngoài ra đối với các bạn sử dụng mã nguồn WordPress, có thể bạn cần xóa 1 số Plugin không cần thiết để tốc độ load trang được cải thiện ngay lập tức. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn về việc tối ưu tốc độ Load trang ở các bài viết sau.



2. Tối ưu các thẻ Meta tags :

Kể từ bản hướng dẫn quản trị trang web của Google gửi cho các Webmaster từ 2008 đến nay, các tiêu chí về thẻ Meta chưa có sự thay đổi nào đáng kể, vẫn là các tiêu chí quen thuộc nhưng chưa chắc bạn đã chú ý và tối ưu 1 cách nghiêm túc..

Trong các module đào tạo SEO tại VietMoz tôi thường nhấn mạnh tầm quan trọng của các thẻ Meta sau:
⇒ Thẻ title:

Thẻ tiêu đề là thẻ xuất hiện khi bạn tìm kiếm bất kỳ nội dung nào trên Google. Khi bạn viết tiêu đề bạn cần có chứa từ khóa muốn SEO, ngoài ra cố gắng viết các thẻ tiêu đề ngắn, rõ ràng và mô tả khái quát về nội dung của bài viết. Độ dài lý tưởng của thẻ tiêu đề là 50 – 60 ký tự. Nếu thẻ tiêu đề của bạn vượt quá 60 ký tự, Google sẽ chỉ hiển thị dấu… cho các ký tự thừa.

Bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về thẻ tiêu đề tại đây: goo.gl/26K5PT
⇒ Meta mô tả:

Thông tin trong thẻ miêu tả chứa 160 ký tự là tối đa, nội dung được viết trong thẻ miêu tả này sẽ xuất hiện ngay bên dưới thẻ tiêu đề. Các nội dung đó sẽ cung cấp cho người đọc thêm các thông tin chi tiết về nội dung họ sẽ đọc khi Click vào trang web của bạn.

Bạn không cần phải nhồi nhét từ khóa trong meta mô tả như một số chuyên gia hay tài liệu SEO tư vấn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc các từ khóa có liên quan đến từ khóa chính mà bạn đang nói tới.

Ví dụ, nếu từ khóa chính của bạn trong tiêu đề là ” Cách tăng lượt truy cập cho trang web ,” bạn có thể sử dụng một số từ khóa dưới đây để đưa vào thẻ miêu tả
Gia tăng lượng khách truy cập trang web
Đẩy mạnh lưu lượng truy cập miễn phí
Cách thu hút khách truy cập trang
Cách thu hút người truy cập website

Bạn thường có thể tìm thấy từ khóa liên quan khác dưới các kết quả tìm kiếm của bạn (ở dưới TOP10 kết quả tìm kiếm trên Google luôn có những từ khóa liên quan đến truy vấn bạn đang tìm kiếm. Đó cũng là những biến thể mà bạn có thể sử dụng trong thẻ mô tả của bạn.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về thẻ miêu tả bạn có thể click vào đây để tham khảo: goo.gl/HXbVLT
⇒ Các thẻ Meta Property

Khai báo đầy đủ các thẻ Meta Property sẽ giúp Google dễ dàng thấu hiểu cấu trúc website của bạn hơn từ đó tăng độ Trust của trang web bởi khi khai báo các thông tin trong thẻ Meta Property sẽ giúp Google biết rõ website của bạn thuộc loại nội dung nào ngoài ra các thẻ Meta Property này cũng giúp các hệ thống mạng xã hội dễ dàng hiển thị các thông tin một cách đầy đủ khi bạn share lên các mạng xã hội tương ứng (ví dụ như ảnh đại diện, tiêu đề và các nội dung trong thẻ miêu tả)


3. Tối ưu các thẻ Heading :

Các thẻ Heading luôn là một trong những tiêu chí quan trọng để giúp Google Bots hiểu được nội dung trang web của bạn để từ đó xếp hạng trang web của bạn được tốt hơn. Đừng bao giờ quên các tiêu chí quan trọng của thẻ Heading như: Mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ H1, các thẻ H2 hỗ trợ thông tin cho thẻ H1, các thẻ H3 hỗ trợ thông tin cho thẻ H2.

Nếu bạn không chèn các thẻ Heading vào trong bài viết, Google vẫn có thể thu thập và hiểu rõ nội dung của bạn, tuy nhiên nếu bạn chèn các thẻ Heading một cách hợp lý chắc chắn sẽ giúp Google hiểu rõ nội dung của bạn hơn và Index dữ liệu của bạn nhanh hơn.


4. Tạo thật nhiều Content hữu ích để tăng traffic cho website :

Theo một nghiên cứu của HubSpot từ năm 2014 cho biết gần ba phần tư số người tiêu dùng thích đọc nghiên cứu của các công ty và doanh thay vì những mẫu quảng cáo gây phiền nhiễu.

Nội dung luôn là xương sống của một doanh nghiệp thịnh vượng. Bạn đã có thể đã từng nghe nói, “nội dung là vua.” Nhưng, để làm tốt nội dung trong SEO bạn cần nhiều hơn thế, bạn cần xây dựng một kế hoạch biên tập nội dung có chiều sâu và tập trung vào các từ khóa dài có liên quan tới các từ khóa chính của bạn.

Hãy lưu ý khi cung cấp các nội dung này, bạn cần tạo các nội dung mang lại sự thú vị, hữu ích có giá trị hoặc giúp họ giải quyết được một vấn đề nào đó. Ngoài ra hãy cố gắng tạo cảm xúc để người đọc có thể giúp bạn chia sẻ nội dung này càng nhiều càng tốt. Về các vấn đề kỹ thuật viết bài chuẩn SEO bạn có thể tham khảo Vlog của tôi tại đây: goo.gl/zgVFEH

Bạn hãy luôn nhớ rằng nội dung tạo ra một kênh giao tiếp giữa bạn và khách hàng, nếu giao tiếp hiệu quả sẽ làm tăng khả năng nhận thức về thương hiệu và giữ chân khách hàng ở lại với bạn lâu hơn.



5. Tối ưu hóa Crawlability :

Là một người có hơn 7 năm nghiên cứu SEO tôi có thể khẳng định rằng SEO không hề phức tạp. Trong thực tế để thành công trong SEO chỉ đơn giản làm tốt 3 yếu tố quan trọng:
Crawlability
Nội dung
Liên kết

Nếu bạn không quen thuộc với “crawlability”, một tìm kiếm nhanh trong Google sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thuật ngữ này.

Về cơ bản bạn chỉ cần hiểu đơn giản về quá trình thu thập dữ liệu của Google đó là sau khi bạn xuất bản nội dung Google Bots sẽ bằng cách nào đó tìm đến trang web của bạn và tiến hành thu thập dữ liệu. Nếu trang web của bạn giúp Google có thể dễ dàng thu thập dữ liệu, ngay lập tức Google sẽ so sánh các nội dung thu thập được từ trang của bạn và so sánh với các nội dung đã có sẵn khác. Tiếp sau đó Google sẽ nhận thêm các tín hiệu khác để xếp hạng trang web của bạn.

Nắm được nguyên tắc này các Webmaster có thể dễ dàng đánh lừa Google Bots để có thể nâng hạng website của mình bằng cách đưa ra những thông tin liên quan, các nội dung đều có yếu tố Freshness (độ tươi của nội dung). Bằng việc đăng tải thật nhiều thông tin theo Trends (yếu tố thời sự) có liên quan tới từ khóa sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, Google sẽ ưu tiên các nội dung tươi mới hơn là những nội dung đã out date.

Và đừng bao giờ quên rằng, để Google có thể thu thập dữ liệu trên trang web của bạn, bạn cần trỏ các đường dẫn một cách chính xác. Bởi nếu các đường dẫn của bạn trỏ không chính xác hoặc đưa ra những thông tin không liên quan thì Google sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu rõ cấu trúc và sơ đồ website cũng như nội dung bạn đang muốn truyền tải.

Các chủ đề nói về việc thu thập dữ liệu của Google thường khá học thuật, tôi xin phép chỉ liệt kê một số thuật ngữ dưới đây là các lỗi thường gặp để các bạn tìm hiểu và khắc phục nếu website của mình mắc những lỗi này:
Broken Link
Poor Internal Link
Complex URL
Dynamic Page
Code Bloat
Error in Robots.txt
Orphan Page
Moving Your Site (301)
No Sitemap
Fancy Technology
404 Page


6. Thân thiện với thiết bị di động :

Thời điểm hiện tại tỷ lệ người dùng sử dụng thiết bị di động để truy cập internet đã ngày càng gia tăng, thậm chí chiếm hơn 70% lượng truy cập vào trang web so với máy tính để bàn. Việc website của bạn không thân thiện với thiết bị di động sẽ làm giảm đáng kể độ uy tín cũng như trải nghiệm của người dùng. Và đừng quên nếu thiếu phiên bản Mobile, website của bạn sẽ bị Google đánh giá thấp và dần xuống hạng.

Xây dựng một giao diện Mobile không hề khó, có khá nhiều kiểu tối ưu tuy nhiên theo tôi bạn chỉ cần lưu ý tới công nghệ Reponsive (Giao diện co dãn theo kích thước màn hình) đây là công nghệ tôi nghĩ là tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Tóm lại : Onpage luôn là một kỹ thuật SEO vô cùng quan trọng trong mọi tình huống. Bạn hãy luôn nghiêm túc khi thực hiện các kỹ thuật Onpage, cố gắng tối ưu từng tiêu chí 1 nếu có thể. Bởi Onpage giống như nền tảng của Website, một khi nền tảng không vững thì rất khó phát triển hoặc đi đường dài. Hãy luôn nghiên cứu và sử dụng các công cụ quản trị trang web của Google và phân tích các số liệu, bởi các chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu được thực sự Google cần gì, người dùng mong muốn gì từ trang web của bạn. Khi bạn làm tốt, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Tác giả : Lee Nam
Nguồn : VietMoz
BÀI TRƯỚC
Kế tiếp »